google-site-verification: google4daa0fee86778789.html
Quy trình lắp đặt bộ lưu điện UPS 3 pha
03/11/20211.525 lượt xem


Những lưu ý trước khi lắp đặt UPS 3 pha
- Kiểm tra vị trí và không gian lắp đặt.

+ Kiểm tra nguồn điện có phù hợp với vị trí lắp không. 
+ Kiểm tra hệ thống sàn đủ chắc chắn để chịu được tải trọng của UPS và tủ ắc quy
+ Đảm bảo có hệ thống thông gió đầy đủ tại ví trị đặt UPS

- Tìm hiểu kích thước của UPS và các tủ ắc quy đi kèm
- Đảm bảo ổ cắm phù hợp để cấp điện vào UPS
- Lưu ý lắp đặt các UPS công suất nhỏ phía sau các UPS có công suất lớn hơn
- Nên sử dụng UPS cùng với máy phát điện

Sau khi kiểm tra và lắp đặt vị trí cho bộ lưu điện UPS, tiến hành đấu UPS 3 pha cần lưu ý những điều sau:
– Đọc kỹ bản hướng dẫn của nhà sản xuất, xác định các đầu dây đấu nối
– Tại đầu vào, đầu ra và trong bo mạch của bộ lưu điện tồn tại điện áp cao khoảng 220V, vì vậy khi tiếp xúc cần chú ý và có những kiến thức cơ bản về điện. Các dụng cụ lắp ráp cần được cách điện đảm bảo an toàn trong quá trình lắp ráp.
– Khi lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng bộ lưu điện cần tháo các trang sức, đồng hồ bằng kim loại.
– Tuyệt đối không để hai đầu nối âm dương (+,-) chập vào nhau, có thể gây cháy nổ mạch điện, nguy hiểm đến tính mạng con người.
– Bình ắc quy của bộ lưu điện có chứa chất điện phân nguy hiểm nên tuyệt đối không được đập, cạy mở 
– Trong quá trình vận chuyển bộ lưu điện cần đảm bảo chống sốc và va đập theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Quy trình lắp đặt UPS 3 pha


Cách lắp đặt UPS 3 pha theo các bước như sau:
– Để đảm bảo an toàn cần ngắt công tắc ắc quy đấu nối với các thiết bị có thời gian backup dài.
– Tiến hành mở các nắp bảo vệ tại mặt sau của bộ lưu điện UPS
– Lựa chọn các loại dây nối và dây cách điện đạt tiêu chuẩn AWG đối với các đầu vào và đầu ra của bộ lưu điện. Đối với bộ lưu điện 3 pha 10KS UPS nên lựa chọn dây điện UL1015 8AWG (10mm2) để đảm bảo an toàn.
– Thực hiện nối các dây điện đầu ra, đầu vào tại các điểm nối, theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Với bộ lưu điện UPS 3 pha, tại đầu vào và đầu ra thực hiện nối đất đảm bảo an toàn, đường kính của dây nối đất cần phải đạt yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo vệ bộ điện lưu và thiết bị sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu.
– Sau khi đấu nối các dây của mạch điện của bộ lưu điện 3 pha, kiểm tra lại, sau đó bật công tắc của dòng điện rò của bảng điện phân phối đầu ra, kiểm tra.
– Tắt hết các thiết bị ngoại vi, thực hiện kết nối với UPS 3 pha, sau đó bật các tải lên.
– Sau khi kết nối bộ lưu điện UPS 3 pha với thiết bị ngoại vi, cần ngắt cầu giao điện cung cấp nguồn điện cung cấp cho bộ lưu điện, bởi vì nếu tắt bộ lưu điện thì trong mạch vẫn còn nguồn điện vì đảm bảo an toàn, chúng ta nên ngắt cầu dao nối bộ lưu điện.
– Nên tiến hành sạc (nạp) ắc quy của bộ lưu điện UPS 3 pha trước khi sử dụng khoảng 8 tiếng, đảm bảo khả năng back up của thiết bị.
– Đối với các thiết bị có công suất trên 1KW, nên lựa chọn bộ lưu điện có công suất phù hợp, không sử dụng các bộ lưu điện có công suất nhỏ vì có thể gây ra quá tải, chập mạch và gây cháy nổ.

Quy trình vận hành UPS 3 pha


Khởi động UPS 3 pha
Dùng nguồn điện lưới
– Kết nối với nguồn điện bộ điện lưu được chuyển về chế độ pass by bởi phần mềm WinPower. Đối với các dòng model từ 6KVA trở lên chế độ pass by tự khởi động.
– Ấn giữ nút Power on để bật bộ UPS
– Sau khi khởi động, hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo nguồn điện lưới sáng cho thấy bộ UPS hoạt động bình thường. Đối với trường hợp nguồn điện không ổn định, hệ thống bộ điện lưu sử dụng bình ắc quy.
Dùng ắc quy
– Ấn giữ nút Power on để bật bộ UPS
– Sau khi khởi động, hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo ắc quy sáng, bộ UPS hoạt động bình thường.
Tắt nguồn bộ  UPS 3 pha
Tắt các thiết bị ngoại sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu.
Sau đó, nhấn giữ nút Power off  để tắt bộ UPS 3 pha
Hệ thống đèn báo trạng thái kiểm tra bằng cách chiếu sáng từ vị trí từ 1 đến 6 sau đó tắt hẳn. Đèn báo nguồn điện lưới hoặc đèn báo ắc quy tắt, ở đầu ra không còn nguồn điện, ngắt cầu dao điện.
Nên thực hiện đúng trình tự: Tắt các thiết bị ngoại vi nối với độ lưu điện, tắt bộ điện lưu cuối cùng là tắt cầu giao điện.
Bộ điện lưu có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy khi gặp các vấn đề sự cố về nguồn điện, bạn nên lưu dữ liệu và tắt máy đúng cách.
Đối với những bộ điện lưu lâu không sử dụng, khoảng hơn 3 tháng, nên lưu kho. Nếu muốn sử dụng lại cần nạp (sạc) bộ lưu điện trong khoảng từ 8 đến 16 tiếng.
Đọc thêm bài viết về hướng dẫn bảo trì cho hệ thống UPS:
https://jywvina.com/huong-dan-bao-tri-cho-he-thong-ups.htm

 
Ngoài ra nếu có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với #JYWVINA để được nhận báo giá và tư vấn về sản phẩm kỹ hơn:
Hotline : 0246 682 0511
Email : electric@jywvina.com
Website : https://jywvina.com 
Add : Tầng 4, Tòa nhà N01-T4, Khu Đoàn Ngoại Giao, P. XuânTảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội


Tin tức cùng danh mục
Hướng dẫn chọn mua bộ lưu điện UPS cho công ty, doanh nghiệp Hướng dẫn chọn mua bộ lưu điện UPS cho công ty, doanh nghiệp
Trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số này, khi bạn ngày càng dựa vào các hệ thống CNTT và dữ liệu để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, thì điều quan trọng nhất là đảm bảo các hệ thống đó có thể hoạt động ngay cả khi nguồn điện bị gián đoạn. Đó là mục đích chung của bộ lưu điện (UPS): cung cấp nguồn điện dự phòng cho CNTT và các hệ thống quan trọng. UPS cung cấp nguồn điện dự phòng ở bất kỳ đâu trong vòng vài phút - đủ để tắt máy trạm và máy chủ một cách an toàn, cho phép máy phát điện dự phòng hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các yếu tố cơ bản về UPS và các tiêu chí mua hàng cần xem xét để đưa ra quyết định lựa chọn loại UPS phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
06/12/2021 1.105 lượt xem
UPS dạng Rack là gì? UPS dạng Rack là gì?
03/12/2021 834 lượt xem